Undercut là những chi tiết, kết cấu trên sản phẩm mà có hướng tháo
khuôn khác với hướng tháo khuôn của sản phẩm. Vì vậy, Undercut làm
tăng số lượng chi tiết cho khuôn làm cho khuôn trở nên phức tạp hơn,
làm tăng giá thành khuôn. Undercut có thể là vấu lồi, móc, rãnh, lỗ,…
trên chi tiết in this post.
Undercut là phần trên sản phẩm gây ra khó khăn khi tách khuôn, ví dụ
như lỗ ngang trên sản phẩm, hay nói cách khác, đó là những lỗ song song
với mặt phân khuôn…. Để tạo đựơc các lỗ này phải đặt lõi và khi tách
khuôn lấy sản phẩm phải rút lõi trước rồi mới tách khuôn lấy sản phẩm.
Undercut có thể nằm phía ngoài hoặc phía trong sản phẩm.
Các lưu ý khi thiết kế Undercut:
– Tránh thiết kế Undercut quá phức tạp.
– Bề dày Undercut không lớn hơn 0.7 lần bề dày sản phẩm tại nơi
đặt Undercut.
– Các cạnh của khuôn chứa Undercut nên được bo cung và làm
nghiêng để Undercut có thể dễ thoát ra được.
– Phần Undercut khi tháo ra cần đủ nóng để có thể kéo giãn và trở
lại bình thường sau đó.
– Có thể thay đổi kết cấu chi tiết để dễ tháo sản phẩm hơn:
Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế khuôn, nên tránh thiết kế
undercut để khuôn bớt phức tạp và tiết kiệm được chi phí chế tạo.
■ Ví dụ:
Thiết kế một chi tiết yêu cầu một lỗ xuyên suốt. Trong hình minh họa,
hình 6.2.8.6 cho thấy chi tiết có thể được thiết kế lại để đạt được chức năng
giống như cũ bằng cách biến đổi lỗ thành ba đường bao đối diện nhau, mỗi
đường bao được tạo hình trên mặt đối diện của khuôn bằng công dụng của
telescoping shutoff (Telescoping shutoff: là vùng kim loại trượt lên nhau ở
trong khuôn, thông thường sẽ tạo lỗ trên sản phẩm, và phải tạo góc thoát
khuôn 3 độ trên các bề mặt liên quan của sản phẩm).
Một ví dụ khác, cần Undercut để tạo cơ cấu then cài thông dụng.
Hình 6.2.8.7 chỉ cách thiết kế then cài có thể bỏ Undercut bằng cách sử
dụng telescoping shutoff.
Đối với hình phía bên trái: không có góc côn những bề mặt song
song với khuôn sẽ trượt lên nhau.
Đối với hình bên phải: có góc côn thì những bề mặt bị bít trong
khuôn sẽ được cải thiện.
Cách đơn giản hơn nhiều đó là gia công sản phẩm sau khi ép. Ví dụ
hình 6.2.8.8, sản phẩm được đúc không có lỗ, sau đó sẽ khoan để tạo lỗ.